Trong những ngày hè nắng nóng, ai cũng muốn được thưởng thức một cốc nước chanh mát lạnh. Nó có công dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, hỗ trợ quá trình giảm cân và làm đẹp…
Bên cạnh những tác dụng tích cực, nươc cốt chanh cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn những tác dụng phụ không tốt của nước cốt chanh để chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Những tác dụng phụ của nước cốt chanh mà bạn chưa biết

1.Gây kích ứng da
Đối với những người có làn da nhạy cảm thì việc sử dụng nước cốt chanh hoặc mỹ phẩm thiên nhiên có thành phần là nước cốt chanh phải hết sức cẩn trọng, bởi lẽ tinh chất chanh sẽ khiến làn da dễ bị bắt nắng hơn. Nước cốt chanh thường được dùng cho da nhờn, nhưng sẽ khiến da bị mỏng và yếu hơn, sức đề kháng kém hơn.
2. Đau đầu
Nước cốt chanh có tính a-xít dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên.
3. Ảnh hưởng đến thai nhi
Theo các bác sĩ cho biết thì những phụ nữ chuẩn bị sinh con hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên uống nhiều nước cốt chanh bởi vì a xít trong nước cốt chanh có thể đi vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến em bé.
4. Cản trở sự hấp thụ sắt
Nước cốt chanh giàu vitamin C (hay còn gọi là axit ascorbic) gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ. Những người thiếu sắt hoặc thiếu máu thì hạn chế dùng loại nước này.
5. Các rối loạn liên quan đến muối sunphit
Trong nước cốt chanh có thành phần là sunphit, đây là một chất bảo quản có thể gây dị ứng da trong một số trường hợp. Một số bệnh thường gặp như phát ban, bệnh chàm và một số bênh rối loạn da khác.
6. Đau bụng, đầy hơi
Nước cốt chanh rất tốt cho những người bị táo bón. Nhưng chất axit trong nước cốt chanh có thể gây đau bụng hoặc đầy hơi.
7. Ảnh hưởng đến sự hoạt động của thận
Theo nghiên cứu cho thấy thì nước cốt chanh có nồng độ 30% sẽ giúp lợi tiểu, thúc đẩy quá trình bài tiết. Nhưng nếu sử dụng quá liều lượng và nồng độ sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.
8. Ăn mòn răng
Hàm lượng axit trong nước cốt chanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn mòn men răng, khiến răng của bạn sỉn màu và dẫn đến sâu răng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên uống nước cốt chanh pha loãng.
9. Gây chứng trào ngược dạ dày (GERD)
Nước cốt chanh có tính axit sẽ gây nên chứng trào ngược dạ dày với các biểu hiện như nóng, nôn, buồn nôn. Không những vậy, nó còn gây kích ứng niêm mạc thực quản do có tính axit, đây là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Trả lời