Táo bón là một bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Đó là hiện tượng ruột co bóp kém, hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài, phân thường cứng và khô. Táo bón gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Không những vậy, táo bón lâu ngày còn ẩn chứa sau đó nhiều chứng bệnh khác như Trĩ, phình đại tràng, viêm đại tràng…thậm chí có thể gây ra ung thư đại tràng rất nguy hiểm. Tuy vậy, rất nhiều người bị táo bón còn chủ quan với bệnh của mình. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu được rõ hơn về bệnh táo bón, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và cách phòng bệnh một cách khoa học nhất.

Bệnh táo bón là gì?
Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô, cứng, muốn đi mà không đi được; phải rặn mạnh nhiều lần (có khi bật cả máu tươi) hoặc ở trong nhà tiêu rất lâu mới đi được. Ngoài ra, người bệnh thường cảm thấy đau đầu, đau bụng quặn thắt.
Bệnh xuất hiện là do có vấn đề trong quá trình hấp thu, tiêu hóa và đào thải thức ăn. Thông thường, thức ăn, nước uống được đưa vào cơ thể từ đường miệng, xuống dạ dày và được hấp thu một phần lớn ở ruột non, phần còn lại cũng như các chất cặn bã sẽ bị chuyển xuống đại tràng. Tại đây, những chất còn lại sẽ được hấp thu và đào thải thêm một lần nữa, còn những chất cặn bã còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài. Nếu chất cặn bã này tồn ứ lâu trong đại tràng mà không được thải ra ngoài (khoảng 3 ngày trở lên) thì được gọi là táo bón. Thời gian lưu lại càng lâu thì việc đi tiêu càng trở nên khó khăn hơn, phân cứng và khô hơn do nước hút trở lại ruột.
Những đối tượng dễ mắc bệnh táo bón
Ai cũng có thể bị táo bón ít nhất một vài lần trong đời, tuy nhiên những đối tượng sau đây là những người dễ mắc bệnh táo bón nhất và bệnh thực sự là nỗi khổ cực thường trực:
- Người già: Có khoảng 34% nữ giới và 25% nam giới cao tuổi thường xuyên gặp rắc rối vì chứng táo bón kinh niên.
- Phụ nữ mang thai: Trong thai kỳ, hormone progesteron sẽ làm giãn các cơ trơn tỏng đường ruột khiến chúng di chuyển chậm đi; ruột còn bị tử cung đang phát triển đè lên và chặn đường di chuyển của chất thải xuống ruột. Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường bồi bổ quá nhiều chất, uống ít nước và vận động ít nên dễ mắc bệnh táo bón.
- Trẻ em: Có nhiều trẻ kén ăn, ăn ít chất xơ, hay ở một số trẻ cố tình nín ị lâu ngày rất dễ dẫn đến táo bón.
- Dân công sở: Thường bị táo bón do tính chất công việc ngồi nhiều, ít hoạt động, thường ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia…
Táo bón không hoàn toàn do ăn uống
Thông thường khi bị táo bón, mọi người nghĩ ngay đến vấn đề ăn uống. Một chế độ ăn uống không cân bằng, nhiều đạm, ít chất xơ, uống ít nước, hay ăn đồ cay, nóng, nhai không kỹ…khiến chúng ta dễ bị táo bón. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất, táo bón còn do nhiều nguyên nhân sau đây:
Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc trị bệnh như thuốc chống viêm; thuốc lợi tiểu, thuốc tâm thần, chống trầm cảm; thuốc có chứa chất sắt, canxi…có tác dụng phụ là là giảm co bóp cơ trơn của thành ruột dẫn tới chất bã bị cản trở lưu thông gây táo bón.
Suy giáp: Tuyến giáp có chức năng kiểm soát trao đổi chất. Do đó khi tuyến này hoạt động không hiệu quả thì đường ruột sẽ bị ảnh hưởng, chất thải đi qua ruột già bị chậm hơn gây táo bón.
Do bệnh lý: Một số bệnh như Tiểu đường, Parkingson, Tai biến mạch máu não, Chấn thương cột sống (thường gặp ở người già)…khiến thần kinh bị suy nhược dân đến trì hoãn chức năng co bóp, đùn đẩy của ruột già.
Hoặc ở người bị hội chứng ruột kích thích thường bị đau thắt ở vùng bụng, bụng bị phình to, dư khí dẫn đến hiện tưởng khi thì tiêu chảy, khi thì lại táo bón.
Ít vận động: Người ít vận động khiến chức năng của các cơ quan bộ phận kém đi, ruột và cơ hoành giảm co bóp, phân di chuyển chậm dẫn đến táo bón kéo dài.
Theo y học cổ truyền, táo bón còn được gọi là tiện bí, hàm chỉ tình trạng đại tiện bí kết không thông. Tiện bí do rối loạn chức năng vận chuyển của đại trường bởi nhiều nguyên nhân:
Do Trường vị táo nhiệt (uống rượu, ăn chất cay nóng, hoặc do bệnh nhiệt lâu ngày khiến tân dịch tổn thương);
Do Khí trệ (buồn phiền, lo nghĩ, nằm nhiều, ít vận động nên dẫn tới khí huyết kém lưu thông, gây ứ trệ sinh táo bón);
Do Khí huyết hư (tổn thương lao lực hoặc sau khi mắc bệnh, sau sinh, người cao tuổi…khí hư thì chức năng truyền đạo của đại trường sụt giả, huyết hư tân dịch kém gây phân khô cứng);
Do Dương suy (suy nhược cơ thể nặng, lão suy, chân dương suy kém khiến cho hàn tà ngưng kết ở đại trường sinh ra tóa bón).
BIẾN CHỨNG CỦA TÁO BÓN
Táo bón nếu chỉ diễn ra vài ngày thì không đáng nói, song nếu tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày thì có thể gây ra rất nhiều biến chứng, cụ thể:
- Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
- Sự nêm chặt phân ở đại trực tràng. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, bụng đau, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, bất tỉnh; phân có thể chèn lên bàng quang gây bí tiểu và có thể dẫn đến suy thận.
- Việc rặn lâu và mạnh có thể gây ra cơn thiếu máu cục bộ, ngất, ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn não và động mạch vành.
- Ruột kết bị giãn to (nhất là ở những người bị tổn thương cột sống.
- Sa trực tràng
- Nguy hiểm nhất, táo bón kinh niên có thể là nguy cơ dẫn đến ung ruột già, trực tràng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA TÁO BÓN
Cẩn trọng khi điều trị táo bón bằng thuốc tây
Thuốc Tây y chữa táo bón được chia thành nhiều nhóm: nhóm thuốc làm thu phân thành khối; nhóm thuoc làm phân mềm; nhóm thuốc xổ dầu, thuốc xổ muối; thuốc viên nhét hậu môn; thụt hậu môn bằng nước…
Mục đích điều trị của thuốc là làm bớt triệu chứng của táo bón như đi cầu khó khăn, phân rắn. Thuốc thường có tác dụng khá nhanh, giúp cho người bệnh đi tiêu dễ dàng, tuy nhiên nếu dùng thuốc quá thường xuyên thì sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Các loại thuốc nhuận tràng sẽ đẩy những chất bổ dưỡng ra khỏi cơ thể trước khi các chất này được hấp thu, từ đó làm tăng sự bài tiết nước, kali và muối natri. Do đó nếu dùng lâu thành quen khiến cho cơ thành ruột yếu dần và không hoạt động tốt, đến khi ngừng thuốc thì tình trạng táo bón càng trầm trọng hơn.
Chữa táo bón hiệu quả bằng thuốc đông y
Nguyên lý điều trị các loại bệnh nói chung theo đông y là căn cứ vào gốc rễ, nguyên nhân hình thành bệnh để trị chứ không chỉ chữa triệu chứng như tây y nên cho hiệu quả điều trị cao hơn. Các vị thuốc đông y được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Với bệnh tiện bí (táo bón), đông y chia táo bón ra nhiều chứng, thể khác nhau, và tương ứng với mỗi thể lại có những bài thuốc riêng phù hợp. Song về căn bản, phép trị táo bón tập trung vào hành khí, nhuận trường, tiêu trệ, ôn thông và dưỡng huyết. Phép trị này mang ý nghĩa kép, vừa chữa triệu chứng bệnh, giúp đi tiêu ổn hơn lại vừa bồi bổ tràng vị giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn hơn, phòng ngừa được các chứng tiêu chảy, táo bón trong lâu dài.
Bài thuốc đông y đặc trị bệnh táo bón
Từ cổ phương đến hiện đại, đông y có nhiều bài thuốc chữa táo bón, nhất là táo bón kinh niên, trong đó hiệu quả nhất phải nhắc đến bài thuốc: “Sơn dược bổ trung ích khí” đặc trị bệnh táo bón của Trung tâm sơn dược Tây Bắc.
SƠN DƯỢC BỔ TRUNG ÍCH KHÍ (đặc trị táo bón):
Thành phần: Đẳng sâm, đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, thăng ma, sài hồ, trần bì, cam thảo, sinh địa, cỏ tranh, xích đồng…
Công dụng: Trừ ứ, nhuận tràng, thông tiện; Bổ trung, ích khí, hoạt huyết; Bồi bổ công năng của tràng vị, điều hòa hệ tiêu hóa.
Cách dùng: Mồi ngày 2 viên, uống trước 2 bữa ăn: sáng tối; mỗi viên hòa tan với 150ml nước sôi, uống khi thuốc còn ấm.
SƠN DƯỢC THANH NHIỆT
Thành phần: Đào nhân, lô hội, mạch môn, vừng đẹn, đỗ đen và một số vị thuốc khác.
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Cách dùng: Mỗi ngày 1/3, mỗi lần 2-3 thìa bột hòa tan với 150ml nước sôi, uống sau ăn: sáng, trưa, chiều.
Bài thuốc hiện được nhiều thầy thuốc đông y đánh giá cao và người bệnh tin tưởng, nhất là những bệnh nhân là người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, bên cạnh điều trị bằng bài thuốc, người thường xuyên bị táo bón nên chú ý một số điểm sau:
- Tạo thói quen đại tiện tốt: đi tiêu vào một giờ nhất định trong ngày, tối ưu nhất là nửa giờ sau khi ăn sáng dù không mót; khi có nhu cầu đại tiện thì nên đi ngay, không nên trì hoãn vì như vậy sẽ làm phân nằm lâu trong ruột bị rút hết nước trở nên khô cứng khó đẩy ra.
- Tăng cường rau xanh và hoa quả, nên ăn nhiều loại quả như cam, xoài, đu đủ chín, dưa chuột, khoai lang, chuối chín…
- Hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ chứa nhiều gia vị cay nóng
- Hạn chế rượu bia và các chất kích thích
- Không nên ngồi ì một chỗ, nên vận động thường xuyên và tập thể dục thể thao hàng ngày.
Trả lời