Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến đứng hàng đầu trong các bệnh chung về tiết niệu, trong đó sỏi thận chiếm tới 42%. Sỏi thận dễ gây biến chứng thành suy thận và có thể gây ra tử vong.
Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tiết niệu chiếm khoảng 2-3% trong dân số nói chung và tỷ lệ những người có nguy cơ cao vào khoảng 12 %. Hơn 50% bệnh nhân có tiền sử sỏi thận tiết niệu sẽ bị sỏi tái phát trong vòng 10 năm. Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ từ 2-3 lần.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỎI THẬN
Đau âm ỉ vùng hông lưng đối với sỏi chưa gây tắc, điển hình nhất là cơn đau quặn thận ( đau lăn lộn dữ dội như dao đâm) do sỏi gây tắc bể thận, niệu quản đau lan xuống hố chậu, bìu, kèm theo nôn hay chướng bụng.
Đái ra máu, thường kèm theo đau do sỏi di chuyển gây tổn thương niêm mạc đài bể thận.
Đái buốt, đái rắt, đái mủ, sốt trong trường hợp bị nhiễm khuẩn: tuy nhiên có thể gặp đái mủ vô khuẩn do sỏi kích thích tại chỗ, do vậy đái mủ ít không phải bao giờ cũng là dấu hiệu của sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Theo y học hiện đại:
Uống ít nước, một số sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn hoặc các nguyên nhân dẫn đến cô đặc nước tiểu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành sỏi.
Khẩu phần ăn có nhiều oxalate cũng là một yếu tố thuận lợi, tuy nhiên vai trò của ăn thức ăn có nhiều canxi có thể gây sỏi là không rõ ràng. Ngày nay việc hạn chế canxi trong khẩu phần ăn không còn là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sỏi thận tiết niệu.
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu quai, vitamin D và C là những tác nhân thúc đẩy quá trình hình thành sỏi calci.
Khi dùng các thuốc này sẽ lắng đọng lên sỏi đã hình thành và làm sỏi phát triển nhanh và to hơn.
Các loại sỏi thường gặp:
- Sỏi Canxi.
- Sỏi Amoni – Magnesi – Phosphat ( Sỏi Struvit ).
- Sỏi Acid Uric.
- Sỏi Cystin.
Nguyên nhân theo y học cổ truyền:
Nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân): Do hoàn cảnh khí hậu như mưa kéo dài, hoặc ở lâu những nơi ẩm thấp, những người mà tỳ vị vốn đã hư yếu rất dễ cảm thụ ngoại thấp từ bên ngoài xâm nhập vào. Thấp tà từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lâu ngày dễ hóa nhiệt. Nhiệt ôn kết ở hạ tiêu chưng đốt nước tiểu hóa thành cặn sỏi.
Nguyên nhân bên trong (nội nhân): Thận có hai loại: thận âm chủ huyết và thận dương chủ khí. Nếu thận khí đầy đủ thì nước từ trên thận thủy xuống bàng quang mới được khí hóa và bài tiết ra ngoài dễ dàng. Nếu thận khí hư thì không khí hóa bàng quang được, tân dịch ngưng trệ ở hạ tiêu hóa thấp, lâu ngày thấp hóa hỏa làm cho tạp chất trong nước tiểu kết thành sỏi. Sỏi làm tổn thương huyết lạc gây ra đái máu. Sỏi kết lại ở đường niệu làm khí trệ mà gây đau.
Các nguyên nhân khác (bất nội ngoại nhân): Do ăn uống không điều độ làm tổn hại đến tỳ vị, tỳ vị bất túc làm công năng vận hóa thủy thấp bị giảm sút. Thấp sinh ra từ tỳ, tụ lại mà gây bệnh (nội thấp). Thận và tỳ có mối quan hệ tương khắc theo thuyết ngũ hành. Thấp nhiệt tích trệ gây ảnh hưởng đến chức năng khí hóa nước tiểu ở bàng quang làm thủy không lưu hành được. Thấp nhiệt tích trệ ở hạ tiêu lâu ngày khiến cho chất đục ngưng kết lại tạo thành sỏi.
BIẾN CHỨNG
- Nhiễm khuẩn tại thận
- Đái ra máu
- Ứ nước bể thận
- Ứ mủ bể thận
- Suy thận cấp tính
- Suy thận mạn tính
ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Điều trị Nội khoa: Với trường hợp sỏi nhỏ ≤ 5mm : uống nhiều nước để sỏi tự ra và theo dõi, nếu sỏi to thì điều trị ngoại khoa.
Điều trị Ngoại khoa: với những trường hợp sỏi gây biến chứng nặng nề cho thận như thận giãn to ứ niệu ứ mủ, thận xơ teo.
- Lấy hay phá hoàn toàn viên sỏi
- Phục hồi chức năng thận
- Giải quyết các biến chứng do sỏi gây ra.
Các phương pháp
- Tán sỏi ngoài cơ thể ( ESWL )
- Tán sỏi qua da ( PCNL )
- Phẫu thuận nội soi
- Phẫu thuật mổ mở truyền thống
Dự phòng sỏi tái phát
- Uống nhiều nước trên 2 lít / ngày.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Vận động và tập thể dục.
- Tuỳ theo thành phần sỏi mà có dự phòng phù hợp.
ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Đông y quy sỏi thận vào chứng “ sa lâm” , “thạch lâm” chủ yếu do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Theo y học cổ truyền thì thận có thận âm chủ huyết và thận dương chủ khí. Nếu thận khí đầy đủ thì nước từ thận thủy xuống bàng quang mới được khí hoá mà bài tiết ra ngoài được dễ dàng. Nếu thận khí hư thì không khí hoá bàng quang được, thấp ngưng trệ ở hạ tiêu, hoả đốt tân dịch (thuỷ thấp) làm cho các tạp chất nước tiểu kết thành sỏi (sa hoặc thạch). Sỏi làm thương tổn huyết lạc gây đái ra máu, sỏi đọng lại thận làm khí trệ mà gây đau.
Hiểu rõ được nguyên lý gây bệnh theo y học cổ truyền Trung tâm sơn dược Tây Bắc kế thừa và phát triển bài thuốc “Sơn dược bài thạch ” đặc trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang. Bài thuốc được gia giảm từ bài thuốc cổ phương cho phù hợp với thể trạng của bệnh nhân ngày nay, giúp cân bằng lại chức năng của thận, bào mòn và đẩy sỏi ra ngoài.
Bài thuốc “Sơn dược bài thạch” đặc trị bệnh sỏi thận là bài thuốc hiệu quả tuyệt đối, đảm bảo mang lại hiệu quả đạt đến 100% bệnh nhân khỏi bệnh sau 2 đến 3 tháng điều trị (tùy vào mức độ), sau điều trị nếu kiêng khem tốt thì bệnh không có cơ hội tái phát.
SƠN DƯỢC BÀI THẠCH
Thành phần: Củ dứa rừng, bông lau, cây trăm rễ, cối xay, cỏ xước, kim tiền thảo, kê huyết đằng, mía voi, mã đề, thổ phục linh và một số thảo dược khác.
Công dụng: Lợi tiểu, bào mòn tất cả các dạng sỏi và đẩy sỏi thận, túi mật, bàng quang qua đường tiết niệu.
Cách dùng: Mỗi thang chia thành 3 ngày; Mỗi ngày lấy 1/3 thang đun với 1 Lít nước, đun sôi 2-3 phút (lần 1); Tiếp tục sắc lại lần 2 với 1 Lít nước, đun sôi với thời gian 5-7 phút; lấy nước thuốc 2 lần trộn đều với nhau, để nguội uống thay nước hàng ngày.
CAO TIÊU VIÊM, GIẢI ĐỘC
Thành phần: Bồ công anh, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cỏ xước, rau má, nhân trần, huyền sâm và các thảo mộc quý khác.
Công dụng:
- Mát gan, thanh nhiệt giải độc, tiêu tan các thể viêm; Tiểu buốt, tiểu rắt.
- Mẩn ngứa, mề đay, trứng cá, mụn nhọt, táo bón, khô miệng, nhiệt miệng…
Cách dùng: Mỗi ngày 1 viên, hòa tan với 200ml nước sôi uống sau bữa ăn chính 30 phút, uống khi thuốc còn ấm.
Lưu ý: Đối với bệnh nhân không có điều kiện đun sắc thuốc thì có thể dùng Cao Bài Thạch kết hợp với Cao Tiêu Viêm, Giải độc để điều trị sỏi thận.
Trả lời